Nhận diện thương hiệu: bắt đầu từ đâu?

March 23, 2021

Nhận diệu thương hiệu: bắt đầu từ đâu?

Ngoài việc phát triển sản phẩm thì xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cũng là yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Vậy doanh nghiệp cần biết gì về nhận diện thương hiệu và nên bắt đầu từ đâu? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một số gợi ý.

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity) là hình thức thể hiện bằng hình ảnh, biểu tượng, ấn phẩm quảng cáo, ngôn từ giúp khách hàng nhận biết và lựa chọn sản phẩm dịch vụ và biết đến thương hiệu dễ dàng hơn.

Có nhiều quan điểm cho rằng, thương hiệu là một khái niệm thiên về cảm xúc và là một loại tài sản vô hình. Còn bộ nhận diện thương hiệu chính là thứ hữu hình đại diện cho những ý tưởng và mục tiêu của doanh nghiệp. Một bộ nhận diện thương hiệu tốt sẽ cho thấy được tất cả các thiết kế cơ bản cần thiết để tạo ra và phổ biến thông tin về công ty – từ các kiểu chữ cho phép và phong cách, đến bảng màu, sử dụng hình ảnh, văn bản và giai điệu, và miêu tả cảm xúc của thương hiệu.

Nhận diệu thương hiệu: bắt đầu từ đâu?

Và sự nhất quán chính là yếu tố hàng đầu quyết định xem liệu bộ nhận diện thương hiệu của bạn có đem lại hiệu quả hay không. Chính là việc thông qua đó, bạn phải thu hút được khách hàng mới đồng thời cũng tạo được sự thân thuộc với các khách hàng cũ. Để quản lý việc ứng dụng bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp cần đầu tư vào việc đo lường cũng như kiểm soát mọi điểm chạm nơi thương hiệu sẽ tiếp xúc với khách hàng.

Hệ thống nhận diện thương hiệu (Corporate Identity Program)

Hệ thống nhận diện thương hiệu (Corporate Identity Program) được định nghĩa là tất cả những điểm chạm về mặt thị giác đối với khách hàng. Mỗi doanh nghiệp sẽ sở hữu hệ thống nhận diện khác nhau, tuy nhiên thường vẫn sẽ có một vài thứ cơ bản:

1. Logo, Slogan, Tagline và các đặc tính hình ảnh cơ bản của thương hiệu: Những yếu tố cơ bản đầu tiên mà bạn bắt buộc phải xây dựng cho trong nhận diện thương hiệu để tạo sự nhất quán như: Logo, màu sắc, font chữ, hệ thống hình ảnh sử dụng, icon, hình minh họa,…

2. Hệ thống nhận diện tại văn phòng: name card, đồng phục, phong bì, mẫu hợp đồng, hóa đơn chứng từ, áo mưa, huy hiệu, thẻ ra vào,…

3. Hệ thống nhận diện tại điểm bán – POSM: bảng quảng cáo, banner, poster, standee, catalogue, brochure, tờ rơi, tài liệu bán hàng, quầy hàng, kệ sản phẩm,…

4. Hệ thống nhận diện trên Internet: Website, Landing Page, App Mobile, Hình ảnh trên mạng xã hội, hệ thống hình ảnh chạy quảng cáo Google Ads, Facebook Ads,Youtube Ads,…   

Nhận diệu thương hiệu: bắt đầu từ đâu?         

Quy trình thiết kế thương hiệu

Xác định khách hàng mục tiêu

Trước khi bắt tay vào thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp của mình,  bạn cần xác định được khách hàng mục tiêu. Cần nắm rõ được đặc điểm, sở thích, nhu cầu và thị hiếu của họ về sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Vì chính khách hàng và thị trường sẽ quyết định thay bạn: màu sắc của thương hiệu nên thế nào, logo nên trông ra sao? Và điều quan trọng nhất chính là thông điệp bạn muốn truyền tải.

Có hai cách để tìm hiểu về khách hàng mục tiêu: 

Nhân khẩu học (demographics): giới tính, độ tuổi, công việc, địa lý, mức thu nhập, trình độ học vấn, ngôn ngữ, sở thích, hình thể,…

Và tâm lý học (psychographics): các hoạt động khách hàng mục tiêu hay tham gia, sở thích và hành vi của họ, vấn đề họ thắc mắc về sản phẩm của bạn, giá trị sản phẩm đối với họ. Ngoài ra còn có hành vi mua sắm, địa điểm ăn uống ưa thích, mối quan tâm đến chính trị, các lựa chọn giải trí,…

Xây dựng các giá trị của thương hiệu

Có hai câu hỏi cần đặt ra ở đây: “Bạn có điểm gì khác biệt và nổi bật hơn so với đối thủ?” và “Tại sao khách hàng nên chọn sản phẩm của bạn mà không phải là những sản phẩm khác?”

Hãy nghiên cứu thật kĩ và vạch ra chi tiết câu trả lời cho hai câu hỏi trên. Đừng chỉ trả lời chung chung hay cho có, vì đây chính là cơ sở quan trọng để bạn xây dựng không chỉ bộ nhận diện thương hiệu mà còn nhiều thứ hơn nữa.

 Lựa chọn màu sắc cho thương hiệu

Sau khi đã xác định được khách hàng và những điểm khác biệt của thương hiệu. Đã đến lúc bạn bắt tay vào xây dựng “ngôn ngữ hình ảnh” cho thương hiệu của mình. Và yếu tố đầu tiên bạn cần cân nhắc lựa chọn ở đây chính là màu sắc. Màu sắc là yếu tố quan trọng nhất “bắt mắt” khách hàng và giúp định hình thương hiệu của bạn

Ngoài việc phát triển sản phẩm thì xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cũng là yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm.

Màu sắc chính sẽ xuất hiện ở mọi thứ liên quan đến thương hiệu của bạn như logo, card visit, website, đồng phục,…

Màu sắc tác động rất lớn tới bộ não của con người, giúp tạo ấn tượng và khơi gợi được nhiều nghĩ khác nhau. Khi chọn màu sắc đặc trưng cho thương hiệu của mình, cần chú ý đến lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, tâm lý khách hàng, ý nghĩa của màu sắc đó và cả văn hóa địa phương.

Thiết kế Logo

Một logo tốt cần phản ánh được các giá trị mà doanh nghiệp của bạn muốn truyền tải đến khách hàng. Bạn cần khéo léo tập hợp những thông tin đã có ở 3 bước trên để tạo ra một logo nhiều ý nghĩa, phù hợp với sản phẩm và thị hiếu khách hàng đồng thời cũng dễ ghi nhớ và gây được ấn tượng cho mọi người. 

Quy trình thiết kế logo chuyên nghiệp sẽ gồm rất nhiều bước: tìm kiếm thông tin, nghiên cứu thị trường, phác thảo mẫu, trên giấy, triển khai thiết kế trên máy tính, trình bày quy tình thiết kế, tiếp nhận phản hồi và hoàn thiện. 

Nhận diệu thương hiệu: bắt đầu từ đâu?

Lựa chọn Font chữ cho thương hiệu

Font chữ là một yếu tố không thể thiếu giúp thương hiệu của bạn tăng được yếu tố nhận diện và khả năng truyền tải thông điệp. Thường sẽ có ba loại font chữ chính bạn sẽ phải lựa chọn: cho logo, cho phần tiêu đề chính, và cho toàn bộ phận khác như nội dung website hay ấn phẩm thiết kế.

Một số website mà bạn có thể chọn font chữ: Google Fonts, Adobe Typekit, Wordmark.it

Cẩm nang nhận diện thương hiệu

Cẩm nang nhận diện thương hiệu sẽ cung cấp chi tiết các hướng dẫn sử dụng cho từng yếu tố trong thương hiệu. Đây là yếu tố bắt buộc để đảm bảo sự nhất quán khi sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp.

Nhận diệu thương hiệu: bắt đầu từ đâu?

Những yếu tố quy chuẩn cơ bản nằm trong cẩm nang thương hiệu bao gồm:

  1. Tổng quan về lịch sử thương hiệu, tầm nhìn & sứ mệnh, tính cách cũng như các giá trị cốt lõi của thương hiệu.
  2. Các thông điệp chính, tuyên ngôn về nhiệm vụ của thương hiệu.
  3. Cẩm nang sử dụng Logo, các trường hợp được phép và không được phép.
  4. Bảng màu – Hệ thống màu chính và màu phụ của thương hiệu.
  5. Typography – Hệ thống các font chữ sử dụng trên toàn bộ nhận diện.
  6. Phong cách hình ảnh phù hợp với thường hiệu
  7. Các hướng dẫn triển khai các ứng dụng nhận diện thương hiệu khác: tài liệu văn phòng, biển bảng, ứng dụng trên Digital,…