Góc máy quay là 1 trong 4 yếu tố kỹ thuật quan trọng khi quay phim. Đây chính là góc nhìn từ máy quay tới vật hay người được quay. Các hình ảnh thể hiện trong góc máy sẽ là yếu tố quyết định đến việc khán giả sẽ thấy những sự việc gì, diễn biến ra sao theo các chiều không gian trên xuống dưới, trái sang phải, gần hay xa.
Tại sao phải chọn những góc máy quay đẹp?
Khi quay phim, việc lựa chọn góc máy quay cơ bản sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của câu chuyện và chất lượng thẩm mỹ của video. Yếu tố này đồng thời cũng góp phần tạo nên thái độ, tâm lý tiếp nhận của người xem.
Một góc quay tốt sẽ giúp cho video của bạn được mạch lạc và xuyên suốt hơn, từ đó cho ra những thước phim chất lượng đồng thời giúp cho phần hậu kỳ được nhanh chóng và dễ dàng. Nếu bạn đặt sai góc máy thì trước hết đây là hành động sai kỹ thuật, sau nữa là truyền tải sai thông điệp về mặt hình ảnh cũng như ngôn ngữ mà kịch bản muốn đưa ra.
Thông thường, người ta sẽ chọn sẵn góc máy dựa theo các cảnh quay trong kịch bản có sẵn. Tuy nhiên việc lựa chọn góc quay cần được linh hoạt biến đổi theo từng bối cảnh, từng cảnh quay và điều kiện tại trường quay. Khi quay phim trong một khoảng thời gian dài, thường bằng trực giác và kinh nghiệm, đạo diễn hình ảnh hay người quay phim có thể tự linh hoạt thiết kế và thay đổi góc quay.
Các góc máy quay cơ bản
Góc máy ngang
Góc máy ngang là góc máy quay được tạo ra khi máy quay đặt ngang bằng với tầm mắt của chủ thể.
Góc ngang thường là góc quay xuất hiện nhiều nhất trong một thước phim bởi góc quay này lột tả được sự chân thật, quay lại tổng quan các hoạt động diễn ra của sự kiện. Tuy nhiên, nhược điểm dễ thấy là không tạo được sự kịch tích cho đoạn phim. Góc ngang cũng là góc dễ quay nhất dành cho những camera-man mới vào nghề.
Mục đích: làm nổi bật chủ thể một cách trực diện, tạo cảm giác gần gũi, thân thiện, giúp người xem dễ tiếp thu và nắm bắt câu chuyện hơn.
Ứng dụng: với các thể loại trong quay phim điện ảnh và truyền hình, góc máy ngang được khuyên dùng và được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên góc quay này lại khó tạo được tính kịch tính trong các tình huống cao trào. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng góc quay này đối với những tình huống nhẹ nhàng, đối thoại bình thường giữa các nhân vật.
Góc máy thấp
Góc máy thấp là góc máy quay được tạo ra khi máy quay được đặt thấp hơn tầm mắt của chủ thể.
Góc thấp là một trong số góc các góc quay được sử dụng để quay các cảnh gần, cận cảnh cho một chủ thể nhất định nào đó, quay cảnh nhóm, nhằm tạo được sự kết nối đặc biệt giữa khán giả với tình huống nào đó đang diễn ra trong sự kiện.
Mục đích: đề cao, tôn chủ thể lên với ý nghĩa ca ngợi, tạo sự uy nghiêm, tạo dấu ấn đặc biệt hay tạo sự liên kết giữa khán giả với tình huống đang xảy ra. Góc máy thấp có thể tạo nên sự chú ý đặc biệt về một cảnh hay nhân vật nào đó và dễ dàng đưa đến cảm xúc cho người xem.
Ứng dụng: trong những cảnh quay gần, quay một nhóm người hay trong những cảnh quay muốn tạo sự tôn nghiêm tối đa để tôn vinh một nhân vật nào đó. Đặc biệt, với những hình ảnh quan trọng trong sự kiện, người ta sẽ ưu tiên dùng góc thấp ví dụ như cảnh trao nhẫn cưới, cảnh phát biểu, cảnh cắt băng khánh thành…
Góc máy cao
Góc máy cao là góc máy quay được tạo ra khi máy quay đặt ở bên trên tầm mắt của chủ thể. Góc cao được đánh giá là một góc khó quay nhất trong 3 góc. Vì muốn quay được góc này, người quay phim phải đứng ở vị trí cao hơn bối cảnh, hoặc là cần phải có thêm thiết bị bổ trợ. Góc máy cao chính là điểm nhấn cho một thước phim hay, đặc sắc.
Mục đích: Tạo cảm giác mạnh mẽ cho khung hình, mang lại cái nhìn bao quát, toàn diện cho người xem. Giúp người xem có một cái nhìn bao quát, tổng thể hơn, tập trung sự chú ý cao độ cho người xem. Trong điện ảnh, góc máy này còn dùng để thể hiện sự bế tắc, bất lực, cùng cực của nhân vật.
Ứng dụng: Trong quay phim chuyên nghiệp, thường là những cảnh quay phong cảnh bao quát, cảnh quay toàn cảnh mở đầu. Ngoài ra thường được ứng dụng trong các video quảng bá du lịch hay quay sự kiện. Một thiết bị đắc lực có thể giúp thực hiện được những cảnh quay cao ấn tượng flycam.
Góc quay từ xa đến gần
Góc máy từ xa đến gần là sự kết hợp của các góc máy quay cơ bản, bao gồm: góc máy ngang, góc máy cao và cả góc máy thấp.
Theo đó, ta có thể tận dụng từ góc máy cao đến góc máy thấp để làm nổi bật chủ thể, hoặc chuyển đổi từ góc máy cao đến góc máy ngang để đặc tả cho nhân vật hoặc tình huống. Đối với góc máy này thì bạn chỉ sử dụng trong những thước phim đòi hỏi tính cao trào, nhằm tạo sự kịch tính cho người xem.
Tùy vào bố cảnh cũng như loại video mà bạn nên lựa chọn và kết hợp nhiều góc quay phù hợp để tạo ra được những thước phim đa dạng và đạt được mục đích đề ra ban đầu.
YMESE MEDIA – Địa chỉ làm video chuyên nghiệp tại Đà Nẵng
Ymese Media là một agency mới ở Đà Nẵng chuyên về quay chụp các sự kiện, sản phẩm và sáng tạo nội dung. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể và xem thêm các sản phẩm của Ymese Media tại đây.